Search for:

Ý tưởng làm đẹp cầu đi bộ đầu tiên ở Đà Nẵng

Ý tưởng làm đẹp cầu đi bộ đầu tiên ở Đà Nẵng
Nhà sáng chế Phan Đình Phương vừa trình nhiều ý tưởng, nhằm làm đẹp cho cầu Nguyễn Văn Trỗi, sau khi cây cầu này được UBND TP Đà Nẵng chọn làm cầu đi bộ đầu tiên, lưu giữ lịch sử và phát triển du lịch.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng vào năm 1965 nối hai bờ Đông – Tây của Đà Nẵng và là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn. Cầu do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni với mục đích phục vụ cho chiến tranh.

Theo kế hoạch ban đầu, khi cầu Trần Thị Lý xây dựng xong và khánh thành, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ được tháo dỡ. Đầu tháng 2/2012, bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu giữ lại cây cầu này để làm cầu đi bộ, tạo điểm dừng chân cho du khách ngắm nhìn thành phố trên sông Hàn.

Mới đây nhà sáng chế Phan Đình Phương (Tổng giám đốc công ty An Sinh Xanh), người có nhiều phát minh được thế giới thừa nhận, cấp bằng độc quyền đã trình bày nhiều ý tưởng thiết kế cho cây cầu này.

Ông Phương đề xuất 13 trụ còn dư bên hông cầu sẽ xây thành các quán dịch vụ, cà phê ngồi ngắm cầu Rồng, trên cầu sẽ hình thành chợ đêm, bán hàng hoá đa dạng, như là điểm mua sắm tiện ích của du khách.

Theo ông Phương, phía dưới cầu sẽ lắp đặt nhiều hệ thống phun nước, đồng thời việc phun nước ở phía cầu Nguyễn Văn Trỗi giáp với cầu Trần Thị Lý sẽ được chiếu tia laze để tạo hiệu ứng ánh sáng. Với hai bên cầu, phía tây, khi Công ty Sông Thu tháo dỡ đi sẽ xây công viên, mở đường Bạch Đằng nối dài tới chân cầu Trần Thị Lý, dưới sông sẽ làm bãi đỗ du thuyền.

 Tại buổi làm việc với ông Phương, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đồng ý với ý tưởng phát triển các dịch vụ tại các trụ dư của cầu theo hình thức xã hội hoá, nhưng yêu cầu phải tạo những kiểu dáng kiến trúc đẹp, tô điểm thêm cho cầu không làm mất đi kiến trúc vốn có.” data-reference-id=”21023077″ id=”vne_slide_image_4″ src=”http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/10/30/anh5-1414602192_660x0.jpg” style=”cursor: url(” />  

Tại buổi làm việc với ông Phương, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đồng ý với ý tưởng phát triển các dịch vụ tại các trụ dư của cầu theo hình thức xã hội hoá, nhưng yêu cầu phải tạo những kiểu dáng kiến trúc đẹp, tô điểm thêm cho cầu không làm mất đi kiến trúc vốn có.

Do là cầu đi bộ, ông Phương cũng trình thiết kế tiểu cảnh, trồng hoa, đặt tượng.

 Ngoài ra, có những vòm thép bắc ngang qua cầu để giảm thiểu tác động của thời tiết.” data-reference-id=”21023079″ id=”vne_slide_image_6″ src=”http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/10/30/anh9-1414602237_660x0.jpg” style=”cursor: url(” />  

Ngoài ra, có những vòm thép bắc ngang qua cầu để giảm thiểu tác động của thời tiết.

Những điểm phun nước quay kết hợp với ánh sáng sẽ giúp cho cây cầu vốn là biểu tượng của Đà Nẵng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ý tưởng này còn đang gây tranh cãi vì nhiều người lo ngại khi phun nước sẽ làm ảnh hưởng tới người đi trên cầu.

Nguyễn Đông

Ảnh: Phan Đình Phương

Ghềnh Ráng – Huyền thoại tình yêu

Đường vào khu ghềnh Ráng được xây dựng đẹp đẽ, dốc thoai thoải. Quần thể đá và các hang động với đủ các hình thù đa dạng chạy dài suốt dọc ven biển. Những cơn gió mang hơi mặn mòi biển cả thổi không ngừng. Không khí mát mẻ và dễ chịu dù cái nắng rát của vùng đất Bình Định càng lúc càng gay gắt. Trong bóng mát của hàng phi lao và những ghềnh đá, du khách sẽ được thả hồn mình về phía biển và lắng nghe huyền thoại hôm nào.

Kết quả hình ảnh cho Ghềnh Ráng - Huyền thoại tình yêu
Ghềnh Ráng là một trong những địa điểm đẹp của tỉnh Bình Định.

Tương truyền rằng ngày xưa, ở Bồng Sơn có người con gái đẹp nổi tiếng nết an thùy mị. Hàng ngày, cô chăm lo việc đồng áng, nhà cửa và chăm sóc mẹ cha. Cô đã đem lòng yêu một chàng trai cùng làng. Những đêm trăng sáng, dưới bóng dừa bên bờ Lại Giang, đôi bên đã nặng lời thề ước.

Sắc đẹp của cô đã làm viên quan huyện cùng làng mê say. Hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách chiếm đoạt nàng. Để giữ trọn lòng chung thủy với người yêu, cô khóc lạy cha mẹ, từ biệt chàng trai, bỏ làng trốn vào Quy Nhơn. Biết tin, viên quan huyện lập tức sai tùy tùng đuổi theo. Tới Ghềnh Ráng thì trời nổi dông bão, cô gái biến mất trong đêm mưa gió tầm tã. Bọn chúng lùng sục khắp nơi nhưng không tìm ra dấu vết gì nên cho rằng cô gái đã liều thân nhảy xuống biển cả, đành tức tối trở về chịu tội với quan trên.

Kết quả hình ảnh cho Ghềnh Ráng - Huyền thoại tình yêu
Từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Quy Nhơn.

Chàng trai mất người yêu cũng chạy vào tìm kiếm. Anh leo hết tảng đá này đến tảng đá khác cất tiếng gọi người yêu. Tiếng anh tha thiết vang động khắp núi rừng và biển cả, nhưng trong đêm tối, anh chỉ thấy hình bóng người yêu thấp thoáng ẩn hiện, khi tha thướt trên rừng, khi nhấp nhô theo sóng biển như tiếc thương, vẫy gọi.

Từ đó, mỗi khi chớp sáng trên Ghềnh Ráng, người trong vùng lại ngước tìm hình bóng cô gái thấp thoáng hiện lên. Vì vậy chốn này được gọi là Ghềnh Ráng Tiên Sa.

Dưới chân ghềnh có vô số tảng đá tròn được sóng biển mài nhẵn nên được đặt tên bãi Trứng và một bãi tắm thoai thoải trải dài phía biển che chắn bởi những bức tường đá thiên nhiên mang tên bãi tắm Hoàng Hậu. Sở dĩ có tên này vì bãi tắm là nơi Nam Phương hoàng hậu – vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam chọn làm bãi tắm riêng. Ghềnh Ráng nằm dưới chân núi Xuân Vân, kéo dài từ đường An Dương Vương đã được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ dưỡng năm 1927 và tới năm 1991, được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia.

Du khách vào tham quan nơi đây thường ghé thăm mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử ngay trong khu trung tâm.

Bài và ảnh: Lam Linh

Khởi công dự án cáp treo Fansipan

Ngày 2/11,  UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức lễ khởi công dự án “Quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan – Sapa” với điểm nhấn là hệ thống cáp treo phục vụ khách tham quan từ Sa Pa đi thung lũng Mường Hoa và đỉnh Fansipan.

Chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan-Sa Pa, thành viên Tập đoàn Sun Group (đơn vị đã triển khai dự án cáp treo Bà Nà).

Hệ thống cáp treo Fansipan có độ dài toàn tuyến khoảng 7 km, điểm đầu tại tổ 11B, đường Nguyễn Chí Thanh – thị trấn Sa Pa, vượt thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch và lên đỉnh Fansipan. Với tổng vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng, đây là hệ thống cáp treo 3 dây lần đầu tiên có tại châu Á, cũng là cáp 3 dây dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới.

Phát lệnh khởi công dự án, Phó thủ tướng đánh giá đây là một trong những điểm nhấn, sản phẩm du lịch hiện đại và cần thiết đối với Sapa nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh của kinh tế tỉnh Lào Cai.

Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 và đưa vào sử dụng năm 2015. Khi đó, hành trình chinh phục đỉnh Fansipan sẽ chỉ còn 15 phút, với vận tốc ca bin đạt 8m/s và công suất vận chuyển tối đa 2.000 lượt khách trong một giờ.

cap-treo-6602-1383484306.jpg

 Hệ thống cáp treo 3 dây Fansipan trong tương lai.

Dự án cáp treo tại Sa Pa sẽ được đầu tư thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là hệ thống cáp treo và quần thể công trình du lịch văn hoá, khởi công năm 2013 và hoàn thành năm 2014. Giai đoạn 2 là hệ thống khách sạn, khu vui chơi giải trí. Mục tiêu dự án là hình thành một quần thể du lịch cao cấp, hiện đại ở Sa Pa, tạo thêm sản phẩm du lịch cho Sa Pa.

Xác định đây là dự án trọng điểm, Lào Cai quyết định thành lập tổ công tác do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng để hỗ trợ, cùng nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của chủ đầu tư trong việc triển khai đưa dự án vào hiện thực, Phó thủ tướng mong muốn chủ đầu tư, nhà thầu và địa phương phối hợp chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Đặc biệt là trong thi công, khai thác dự án phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái của núi rừng và Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn,cũng như đến nền văn hóa của người bản địa…

Việc khởi công cáp treo lên đỉnh Fansipan diễn ra trong dịp kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa. Từ đầu năm đến nay, nơi đây đã đón 610.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đến từ 70 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, tăng trưởng doanh thu du lịch từ 35-40% một năm. Theo tính toán, với dự án cáp treo lên Fansipan thì đến năm 2017, Sapa sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách một năm và đến 2020, con số này tăng lên 3 triệu lượt khách.

Huyền Thư