CFD là gì? Những điều cơ bản về CFD mà các trader không nên bỏ qua.
Bạn muốn giao dịch trên sàn Forex nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Vậy tại sao không một lần thử CFD, hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch? CFD có chi phí giao dịch như thế nào và khả năng đầu tư ra làm sao. Tuy nhiên, CFDs hiện đang là một khái niệm trừu tượng với nhiều yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Do đó, để các trader có thể hiểu rõ về CFD cũng như những thông tin cơ bản thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về điều này.
Vậy giao dịch CFD là gì?
Để hiểu CFDs là gì và cách thực hiện giao dịch CFD. Nếu muốn đầu tư vào một công ty, trước tiên trader cần mua cổ phiếu công ty đó bằng với giá cổ phiếu hiện tại. Nếu nhà đầu tư muốn đầu tư vàng hoặc dầu thô thì cần mua một thỏi vàng hoặc một thùng dầu tương ứng sau đó chờ giá của chúng tăng lên và nhà đầu tư bán ra với mức giá cao hơn để hưởng lợi từ sự chênh lệch giá này.
CFD cũng tương tự như giao dịch trên vậy – các trader mở lệnh giao dịch theo mức giá hiện tại, sau đó chờ khi tài sản tăng hoặc giảm giá sẽ bán ra hoặc mua vào rồi ăn lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ) trên sự chênh lệch này.
Điểm khác biệt giữa giao dịch CFD và đầu tư truyền thống là trader không sở hữu tài sản. CFDs phản ánh giá tài sản cơ sở và dựa vào đó, trader có thể dự đoán sự biến động giá trong tương lai.
Cách hoạt động của CFDs
Nếu bỏ qua những từ như “hợp đồng” và “tài sản cơ sở” thì hiểu một cách đơn giản nhất, giao dịch CFDs là khả năng tạo lợi nhuận từ việc tăng hoặc giảm của thị trường.
Cũng giống như giao dịch trên sàn forex để giao dịch trên CFD, trader cần:
Mở tài khoản với một sàn CFD.
Tải phần mềm hoặc sử dụng nền tảng giao dịch CFD mà sàn sử dụng.
Chọn loại tài sản mà các trader muốn giao dịch.
Dự đoán giá tài sản tăng hay giảm.
Giả sử giá một ounce vàng hiện tại là 1.500 USD và trader nghĩ giá vàng sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, trader mở lệnh ‘mua’ hay lệnh ‘long position’, nghĩa là mở vị thế giao dịch tại một mức giá nhất định và hy vọng mức giá sẽ tăng lên trong tương lai; sau đó, đóng lệnh với mức giá cao hơn và kiếm được lời từ sự chênh lệch giữa 2 mức giá bán và giá mua.
Như vậy, mở lệnh giao dịch khi giá vàng 1.500 USD, sau đó, đóng lệnh khi giá vàng đạt mốc 1.525 USD thì các trader đã kiếm được 25 USD lợi nhuận.
Ngược lại, nếu trader cho rằng giá vàng sẽ giảm, thì có thể mở lệnh ‘bán’ dựa trên nền tảng giao dịch. Đây được gọi với tên là ‘short position’, nghĩa là trader mở lệnh dựa trên dự đoán giá của một tài sản sẽ giảm, sau đó, đóng lệnh (hoặc ‘mua’ lại tài sản) và kiếm lời từ sự chênh lệch giá này.
Như vậy, nếu mở bán CFD khi giá vàng là 1.500 USD, sau đó, đóng khi giá vàng là 1.450 USD thì trader sẽ thu được 50 USD lợi nhuận.
Giao dịch CFD phụ thuộc vào giá của thị trường, chính vì thế trader đầu tư có thành công hay không thì sẽ phụ thuộc vào hiệu quả thị trường.